CJ Gemadept Golive Thành Công Dự Án In-house Logistics Cho Mặt Hàng Thức Ăn Thủy Sản
Khách hàng của CJ Gemadept cho dự án lần này là một trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu trên toàn cầu, với 50 nhà máy và cơ sở sản xuất tại 30 quốc gia. Hướng tới chuẩn bị cho chiến lược tăng trưởng tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL, khách hàng của chúng tôi mong muốn tìm được một nhà cung cấp dịch vụ logistics tin cậy và có bề dày kinh nghiệm về vận hành kho bãi. CJ Gemadept vinh hạnh được lựa chọn, tin tưởng và trở thành đối tác đồng hành lâu dài với tinh thần “long-term & win-win partnership”. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự góp mặt của lĩnh vực logistics nông nghiệp trong tập khách hàng đa ngành của CJ Gemadept nói riêng, cũng như CJ Logistics nói chung – một trong những lĩnh vực không mới nhưng vẫn rất tiềm năng và còn nhiều mảng miếng cần các 3PLs (công ty dịch vụ logistics) khai phá.
Các “Pain Points” trước khi dự án được triển khai
1. Vận Hành 100% Thủ Công và vấn đề tồn kho không đủ hàng bán
Khách hàng vận hành toàn bộ quy trình logistics bằng phương pháp thủ công và phát sinh nhiều vấn đề gây khó khăn. Thao tác thủ công trong nhập liệu, kiểm kê hàng hóa và quản lý lưu trữ không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn dễ dẫn đến sai sót. Những sai sót này vừa gây khó khăn cho việc kiểm soát vận hành nội bộ, vừa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá, chất lượng đơn hàng khi giao tới điểm bán. Quy trình thủ công gây ra độ trễ trong việc quản lý tồn kho, số lượng hàng hoá được sản xuất và sẵn sàng bán không thể theo dõi chính xác theo thời gian thực. Điều này liên đới tới công tác bán hàng của Sale. Đơn hàng được lên nhưng không có cơ sở để xác nhận rằng: “có chắc chắn đủ tồn để bán hay không?”.
2. Vấn đề hao hụt hàng hoá
Hàng hoá ngành thức ăn thuỷ sản thường là dạng bột, cám đóng bao. Loại hàng hoá này luôn phải đứng trước các nguy cơ hao hụt số lượng. Nguyên nhân gây hao hụt có thể đến từ công tác QC (chọc bao, kiểm thử) khi nhận hàng, do hao hụt tự nhiên khi lưu trữ hoặc cũng có thể do sai sót con người trong quá trình vận hành. Việc hàng hoá không được quản lý bằng hệ thống WMS, 100% thực hiện thủ công khiến cho việc nhận định nguyên nhân hàng hoá hao hụt gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Nhiều trường hơp hàng hoá hao hụt vượt quá định mức cho phép nhưng không tìm ra được lý do, dẫn đến thất thoát tài sản và gây ra các chi phí bất cập cho khách hàng.
3. Nguồn Lực Chưa Tối Ưu, Dẫn Đến Chi Phí Vận Hành Cao
Nguồn lực lao động chưa được tối ưu cũng là một vấn đề lớn mà khách hàng phải đối mặt. Việc sử dụng nhân lực không hiệu quả và không có sự phân công công việc hợp lý dẫn đến chi phí nhân công cao, trong khi năng suất lao động thấp. Các nhân sự chưa được đào tạo bài bản và thiếu kỹ năng cần thiết cho các quy trình logistics hiện đại làm giảm hiệu quả công việc và tăng nguy cơ xảy ra sai sót. Hơn nữa, do “core-operation” của khách hàng là hoạt động sản xuất và bán hàng nên tính “scalable” cho nguồn lực logistics không cao, vô hình chung dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kho bãi trong các mùa cao điểm bị hạn chế.
4. Quy Trình và Layout Vận Hành Chưa Được Chuẩn Hoá
Quy trình vận hành và layout kho chưa được thiết kế hợp lý gây ra lãng phí lớn về không gian lưu trữ và cũng là một trong các nguyên nhân gây dẫn tới năng suất vận hành thấp. Layout không được thiết kế hiệu quả khiến cho hệ số chất xếp trên 01 m2 sàn kho không cao. Hàng hoá không được phân loại theo tiêu chí ABC Analysis, khó kiểm soát Lot/ Batch, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình soạn hàng và kiểm đếm tồn kho hàng ngày. Quy trình vận hành chưa được thiết lập các chiến lược về put-away, picking thông minh, dẫn đến tăng số lượt “Internal Movement” trong kho hàng, tăng thời gian hoàn thành đơn hàng và giảm năng suất.
Giải Pháp của CJ Gemadept là gì?
1. Áp dụng hệ thống WMS để giải quyết vấn đề đủ tồn hàng bán cho Sale
Hàng hoá được nhập xuất kho được quản lý trên hệ thống WMS theo thời gian thực. Tất cả các khâu từ nhập kho, di chuyển hàng hoá trong kho, xuất kho đều được ghi nhận thông qua thao tác scan barcode bằng RF scanner. Việc này giúp giảm thiểu tối đa các thao tác thủ công, cắt giảm giấy tờ, gia tăng độ chính xác và giảm thiểu sai sót do con người. Tồn kho được cập nhật liên tục theo thời gian thực hỗ trợ đáng kể cho công tác bán hàng của Sale. Giờ đây, các đơn hàng xuất bán sau khi “key” lên hệ thống ERP ngay lập tức được kiểm tra tính khả dụng của tồn kho thực tế và trong thời gian sớm nhất, nhận phản hồi về việc “đủ tồn để bán hay không?”. Tình trạng các nhà phân phối đặt hàng mà không được nhận đủ số lượng order đã được loại bỏ và giải quyết hoàn toàn.
2. Tích hợp cân điện tử thông minh
Hàng hóa nông sản thường được đóng bao khi nhập kho. Trong quá trình này, QC thường xuyên phải chọc bao để lấy mẫu kiểm thử, gây hao hụt số lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, việc các nhà cung cấp gặp sai sót hoặc không duy trì được sự ổn định trong quá trình đóng bao dẫn đến khối lượng sản phẩm trong từng bao không đồng nhất. Việc kiểm tra ngoại quan và kiểm đếm theo đầu bao không chính xác tuyệt đối và không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro gây thất thoát hàng hóa.
Để giải quyết vấn đề này, CJ Gemadept đã áp dụng giải pháp sử dụng cân điện tử (với độ sai số thấp) để cân từng pallet hàng khi nhập kho. Điều này giúp giảm thiểu tác nghiệp đếm bao, xác định chính xác số lượng và khối lượng hàng hóa (bột, cám) trên pallet, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây hao hụt trước khi nhập kho.
Sau khi hàng hóa được cân xong, nhân viên kiểm đếm chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản trên thiết bị RF scanner, kết hợp scan barcode từ phiếu cân để cập nhật dữ liệu hàng hóa lên hệ thống theo thời gian thực. Mỗi pallet hàng được kiểm soát chi tiết về số lượng hàng hóa thực tế, lot/batch, ngày sản xuất, ngày hết hạn, loại bao, ngày giờ nhập kho, người thực hiện thao tác, số đơn hàng, số xe và tên nhà cung cấp.
Trong quá trình lưu trữ và xuất kho, nếu có bất kỳ sự thất thoát nào, nhân viên kho có thể truy cập vào hệ thống để tra cứu toàn bộ lịch sử làm hàng, từ đó dễ dàng xác định nguyên nhân gây ra sai lệch tồn kho.
Hình ảnh hàng hoá được kiểm đếm bằng cân điện tử và tự động ghi nhận số lượng vào hệ thống WMS thông qua tích hợp RF scanner
3. Tối Ưu Hóa Nguồn Lực:
Để giải quyết vấn đề nguồn lực chưa tối ưu, CJ Gemadept đánh giá lại và tái cơ cấu phân bổ nguồn lực lao động. Đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, nâng cao kỹ năng cần thiết cho các quy trình logistics hiện đại. Các công việc được phân công một cách hợp lý, đảm bảo mỗi nhân viên đều làm việc theo đúng khả năng, đúng chuyên môn và đặc biệt là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn giảm thiểu chi phí nhân công. Dựa trên việc áp dụng các giải pháp vận hành bằng hệ thống WMS, toàn bộ các tác nghiệp nhập xuất đều được ghi nhận theo thời gian thực, giúp cho năng suất làm việc của từng nhân viên được đánh giá một cách chi tiết, logic và công tâm. Các dữ liệu ghi nhận từ hệ thống là một trong các cơ sở để các quản lý kho áp dụng các biện pháp khuyến khích và thưởng phạt, giúp tăng động lực làm việc cho nhân viên. Ngoài ra, do sở hữu mạng lưới logistics rộng khắp tại khu vực Phía Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, CJ Gemadept luôn có sẵn các nguồn lực dồi dào từ các cơ sở vận hành khác nhau, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển, bổ sung nguồn lực qua lại trong các ngày sản lượng cao điểm. Doanh nghiệp cũng từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công cố định và giảm thiểu lo ngại về việc đứt gãy vận hành trong những ngày “peak day”.
Hình ảnh đội ngũ nhân sự vận hành tại dự án
4. Cải Thiện Layout và Quy Trình Vận hành
Vấn đề layout và quy trình vận hành được CJ Gemadept xử lý song song trong quá trình chuẩn bị golive dự án. Layout được đánh giá và thiết kế lại theo tiêu chí ABC Analysis. Các mặt hàng fast-moving được sắp xếp gần hơn với các khu vực xuất nhập thuận lợi, giúp giảm thiểu quảng đưỡng di chuyển và tăng suất làm hàng. Toàn bộ các vị trí trong kho đều được định danh đầy đủ ngoài thực tế cũng như trên hệ thống WMS. Các Pallet nhập tồn 100% được khai báo ID Number, dán nhãn và cập nhật vào vị trí lưu trữ theo thời gian thực.
Quy trình làm hàng cũng được gắn với các chiến thuật vận hành thông minh. Hàng hoá sau khi nhập kho được hệ thống tự động tính toán, chỉ định về các vị trí lưu trữ hợp lý và tối ưu. Các đơn hàng cấp nguyên liệu cho sản xuất hay xuất bán cũng được phân loại và áp dụng linh hoạt các chiến lược picking đa dạng, giúp mang lại hiệu quả cao nhất cho vận hành.
HÌnh ảnh layout được định danh vị trí và sơn phết tiêu chuẩn tại kho nguyên vật liệu
Những tín hiệu khả quan trong 1 tháng Go-live đầu tiên!
Các giải pháp của CJ Gemadept đã mang lại những kết quả tích cực đáng kể sau 1 tháng go-live. Hoạt động vận hành tại kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm trở nên ngày càng bài bản và chuyên nghiệp. Quy trình từng bước được chuẩn hóa, năng suất vận hành được cải thiện và liên tục nâng cao.
Dự án go-live thành công không chỉ đánh dấu bước tiến mới của CJ Gemadept trong lĩnh vực logistics nông nghiệp mà còn là minh chứng cho khả năng đổi mới và giải quyết những vấn đề tồn đọng của khách hàng thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin. Với chất lượng dịch vụ ổn định, tinh thần cải tiến liên tục cùng tư duy sáng tạo, làm mới và khác biệt, chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Nguồn: Phòng TEBS