Hãy tưởng tượng một thế giới không còn rác thải. Một nơi mà mọi người ưu tiên sửa chữa thay vì thay thế sản phẩm. Các vật dụng hàng ngày được làm từ những chất liệu sáng tạo và được thiết kế để dễ dàng tái sử dụng và tái chế. Hãy hình dung một chuỗi cung ứng nơi công nghệ tái chế tiên tiến và các giải pháp hoàn trả thông minh cùng nhau tạo ra những vòng tuần hoàn không ngừng cho hàng hóa. Đây chính là tương lai của chuỗi cung ứng tuần hoàn
Thay đổi mô hình chuỗi cung ứng
Cách tiếp cận truyền thống trong sản xuất, bán hàng, sử dụng và loại bỏ sản phẩm (nền kinh tế tuyến tính) đã trở nên lỗi thời. Trước những dấu hiệu ngày càng rõ ràng của biến đổi khí hậu và thiệt hại môi trường, nhu cầu giảm lượng khí thải nhà kính (GHG) trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu carbon là các bước thiết yếu. Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng khác: chuyển đổi sang mô hình cung ứng tuần hoàn (the circular economy). Cách tiếp cận toàn diện này biến các chuỗi cung ứng một chiều (one-directional supply chains) thành các vòng tuần hoàn bằng cách tối ưu hóa sản xuất, phát triển các mô hình sử dụng sản phẩm mới và tìm kiếm các giải pháp tái chế hiệu quả.
Lợi ích tiềm năng của nền kinh tế tuần hoàn là rất lớn: Nghiên cứu cho thấy nó có thể giảm khí thải lên đến 40% và hiệu quả kinh tế hơn so với bất kỳ phương pháp giảm carbon nào khác. Đồng thời, nó còn thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng.
Chuỗi cung ứng tuần hoàn có tiềm năng lớn để giúp đạt được mức khí thải net-zero
Lấy ví dụ ngành thời trang & điện tử tiêu dùng là hai ngành hàng cần được chú ý để ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng tuần hoàn khi mà ước tính hàng năm chúng chiếm tới 6% lượng khí thải nhà kính toàn cầu – gấp đôi so với nghành hàng không & gần bằng toàn bộ lượng khí thải của liên minh châu Âu.
Do đó, kéo dài tuổi thọ của quần áo và thiết bị điện tử, tái sử dụng và tái chế giá trị còn lại của chúng vào chu kỳ sản xuất là rất cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường từ các ngành công nghiệp này.
Khái niệm "5R"
Trong việc chuyển đổi từ phương châm cũ "reduce, reuse, recycle", nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một mô hình mới gọi là 5 Rs: reduce (sản xuất ít sản phẩm mới và sử dụng ít nguyên liệu mới), repair (sửa chữa lỗi hoặc hư hỏng), resell (bán các sản phẩm vẫn còn hoạt động nhưng không còn được sử dụng hoặc cần thiết), refurbish (đưa sản phẩm đã qua sử dụng trở lại cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ để kiểm tra, làm sạch và trả về trạng thái ban đầu của nó), và recycle . Vậy làm thế nào để thúc đẩy và tăng tốc quá trình chuyển đổi sang chuỗi cung ứng tuần hoàn?
Xây dựng chuỗi cung ứng tuần hoàn hiệu quả?
Để phát triển chi tiết hơn các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng tuần hoàn, chúng ta có thể cụ thể hóa từng yếu tố như sau:
1. Thúc đẩy hành vi tiêu dùng tuần hoàn:
Tổ chức các chiến dịch giáo dục và thông tin để người tiêu dùng hiểu về lợi ích của sản phẩm tuần hoàn và cách chọn lựa thông minh. Bên cạnh đó, cần phát triển các nền tảng thương mại điện tử hoặc điểm bán lẻ có chuyên mục dành riêng cho sản phẩm tái chế và tái sử dụng, đồng thời thiết lập các chính sách giảm giá hay chính sách thu hồi sản phẩm cũ cho người tiêu dùng.
2. Tối ưu vận chuyển & logistics ngược
Trong một hệ sinh thái tuần hoàn hoàn hảo, hàng hóa sẽ được vận chuyển và trả lại trong bao bì tái sử dụng, giúp tối ưu hóa quy trình giao nhận và trả hàng. Các nhà cung cấp logistics đang có cơ hội lớn để tiết kiệm chi phí và hiệu quả, kết hợp các luồng trả hàng khác nhau. Các công ty cũng có thể hỗ trợ hệ thống logistics ngược để gia tăng giá trị và tuổi thọ của sản phẩm thông qua sửa chữa hoặc bán lại, từ đó giúp giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa sự bền vững.
3. Đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất đơn vật liệu
Trong rất nhiều lĩnh vực, các nhà sản xuất thường xuyên sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau và thiết kế phức tạp, làm cho việc tái chế trở nên khó khăn. Hiện nay, một số thương hiệu đã áp dụng thiết kế đơn vật liệu - dùng một loại vật liệu duy nhất để tạo ra sản phẩm. Điều này giúp tăng cường khả năng tái chế. Trong tương lai, các công ty có thể sử dụng các vật liệu đổi mới, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng tái chế để sản xuất các sản phẩm.
4. Lean manufacturing
Trong tương lai, quá trình sản xuất đang đối mặt với các vấn đề lãng phí như vật liệu thừa và nước thải. Để thúc đẩy mô hình tuần hoàn, các nhà sản xuất cần phát triển các giải pháp giảm thiểu lãng phí và tận dụng tối đa lại tài nguyên, ví dụ như sử dụng nước thải để tưới cây xanh. Vấn đề sản xuất quá mức, ví dụ trong ngành thời trang, là một thách thức lớn khi khoảng 20% sản phẩm không được sử dụng. Một giải pháp hiệu quả là sản xuất theo nhu cầu, kết hợp các phương pháp không cần tồn kho với công nghệ thân thiện để tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Thông qua việc thực hiện các giải pháp này một cách toàn diện và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể xây dựng và quản lý các chuỗi cung ứng tuần hoàn để giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.
Chuỗi cung ứng tuần hoàn: Cần có hành động chung của tất cả mọi người!
Việc thúc đẩy các nguyên lý tuần không chỉ mang lại lợi ích lớn cho môi trường mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho tất cả các bên liên quan. Để biến tầm mơ ước thành hiện thực, sự hợp tác chặt chẽ giữa các thương hiệu, nhà sản xuất, chính phủ, người tiêu dùng và các nhà cung cấp logistics là cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần tạo ra một môi trường khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm tuần hoàn, và đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng logistics hiện đại để quản lý hiệu quả các chuỗi cung ứng phức tạp này. Chỉ thông qua sự hợp tác này, chúng ta mới có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu tác động của sản xuất công nghiệp đến môi trường và xây dựng một tương lai bền vững hơn cho thế hệ tương lai
Nguồn: Forbes, DHL Group